Chọn theo nghề kiến trúc làm sự nghiệp, còn ẩm thực chỉ là công việc sau giờ tan sở, nhưng bằng tình yêu với việc nấu nướng đã giúp chị Đặng Tố Nga (Hà Nội) không ngừng sáng tạo điều trị ho. Khi ghé qua trang Facebook cá nhân của chị, hẳn nhiều người bị hoa mắt với hàng trăm đĩa thức ăn trông rất ngon mắt, cách bày biện không hề thua kém so với một số nhà hàng.
Chị Nga luôn tự mình khám phá ra những cách trang trí, trau chuốt cho món ăn nhà hàng ngon. Sự phối màu, hương vị, cách chọn bát đĩa và khăn trải bàn giúp tạo ra không khí ấm cúng, trang nhã, ngon miệng khi thưởng thức.
Bài học nấu ăn đầu tiên từ bố
Bắt đầu được vào bếp, quanh quẩn giúp mẹ nhặt rau, vo gạo từ khi mới vào tiểu học nhưng mãi đến lớp 4-5, chị Tố Nga mới được dạy bài học đầu tiên về cách nấu một món ăn hoàn chỉnh. Điều đặc biệt là món ăn đầu tiên mà chị được hướng dẫn không phải từ mẹ như nhiều người, mà là từ bố - một người không vào bếp nhiều nhưng nấu ăn cũng rất ngon.
“Hồi đó, tôi thích giúp mẹ vào bếp lắm, cứ sau giờ học lại quanh quẩn khi thì nhặt rau, lúc vo gạo, cũng thích tự tay rửa thịt, cá… Bố tôi dạy tôi bài học đầu tiên về cách luộc rau, luộc như thế nào để rau không bị vàng, nhưng khi chín vẫn mềm, cách vớt rau ra như thế nào…sau đó học nấu cơm, làm các món ăn khác. Mỗi ngày học một ít nhưng chỉ là học thôi, chứ chưa được đứng bếp chính đâu. Nhưng có lẽ ẩm thực đã ăn vào máu, đam mê quá nên không ngày nào là tôi không vào bếp”, chị Nga nhớ lại.
Chị Nga luôn sáng tạo trong từng bữa ăn
Sau một thời gian dài chỉ là “chân hỗ trợ” mẹ trong bếp, khi vừa bước chân vào trường THPT, chị đã được mẹ cho tự đứng bếp và nấu bữa cơm đãi cả gia đình. Lần đầu tiên tự tay chuẩn bị, nấu nướng có chút chưa thành thạo nhưng đổi lại niềm vui là được mọi người tấm tắc khen ngon.
Một bữa ăn với cách trang trí tinh tế và thời gian chế biến nhanh chóng
Chị Nga kể: “Hôm đó, khi đưa các món ăn ra bàn, tôi cũng hồi hộp một chút. Vì lần đầu tiên nấu, không biết mọi người ăn có ngon không. Sau khi nhận được lời khen từ mẹ, tôi cảm thấy thở phào một chút. Từ đó, sau giờ học, tôi vào bếp nấu nướng nhiều hơn khi thì làm món Tây, món ta, sáng tạo những món ăn mới để đãi cả nhà”.
Nấu ăn cần tập trung
Có bố mẹ từng học ở nước ngoài nên gia đình chị được tiếp xúc với các dòng ẩm thực khác nhau của nhiều nước trên thế giới. Bữa ăn gia đình thường rất đa dạng ngoài các món ăn Việt Nam còn có món ăn châu Âu với chút bơ, salad hay món châu Á cay xè.
Cá ngừ tẩm vừng nướng tái
“Bản thân tôi từ bé vốn dĩ thích tự mình chuẩn bị món ăn, cắt tỉa trang trí chứ không hẳn là học nhiều quá. Ngoài ra, tôi có thói quen thích đi thưởng thức các món ăn chưa biết, để tìm ra cách nấu những món mới”, chị Tố Nga tâm sự
Cũng như nhiều bà nội trợ khác, thời gian luôn là điều làm khó chị Tố Nga. Sau giờ làm việc, việc đón con, tắm rửa, dọn dẹp gia đình cũng ngốn lượng thời gian đáng kể. Thế nhưng. với nữ kiến trúc sư trẻ này phải có bí quyết riêng, để các bữa ăn chuẩn bị trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo cân đối chất dinh dưỡng. Bí quyết đầu tiên trong khi nấu ăn cần tập trung, không nên trò chuyện quá nhiều làm phân tán nhiệm vụ chính.
Bánh xèo Nhật và sasami
Chị Tố Nga bật mí: “Nhiều người khi thiết kế nhà chỉ mua bếp từ có 2 bếp nhưng tôi chọn loại 4 bếp. Điều đó giúp khi nấu sẽ kết hợp một lúc nhiều món ăn như nấu canh, kho thịt, kho cá… Điều này giúp giảm thời gian đáng kể, chỉ tiêu tốn khoảng 30-45 phút. Tuy nhiên, để làm được như vậy, khâu nguyên liệu phải được sẵn sàng, bà nội trợ xác định nhanh sẽ chuẩn bị món gì, dùng nguyên liệu nào, gia vị nào, thời gian bao lâu. Nếu khi nấu mới nghĩ đến nguyên liệu hoặc bị thiếu nguyên liệu nào cũng rất ảnh hưởng đến tiến độ”.
Du học và cơ hội trải nghiệm ẩm thực
Bí quyết nấu ăn ngon ngoài khả năng của bản thân và sự học hỏi, còn cần sự ưa thích khám phá những món ăn mới. Bằng cách tự mình đi ăn những nhà hàng khác, tìm đến để học hỏi, đôi khi chỉ cần vừa ăn vừa cảm nhận để dự đoán hương vị có bên trong.
Spaghetti với ngao, tỏi ớt và dầu olive
Cơ hội thực sự để chị Nga có thêm khả năng nấu được nhiều món ăn của các nước trên thế giới là thời gian du học tại Italia. Đất nước “Hình Chiếc Ủng” không chỉ là thiên đường của những phong cảnh, tòa nhà cổ kính đẹp mê hồn mà còn là điểm đến cho nhiều thực khách đam mê ẩm thực.
Chị Đặng Tố Nga
Nhắc tới Italia, chị Nga kể “đất nước ở ven Địa Trung Hải này trải dài từ Bắc đến Nam, mỗi vùng, mỗi khu vực có một phong cách ẩm thực riêng. Đi dọc Italia để cảm nhận hương vị của các món ăn đặc trưng cũng là đã cả một trải nghiệm tuyệt vời!".
Ngay từ những ngày mới “chân ướt, chân ráo” đặt chân đến Ý, chị đã bỏ thời gian đi học ngôn ngữ của đất nước này để giúp việc giao tiếp với người bản địa được dễ dàng hơn, bên cạnh tiếng Anh dùng cho công việc học tập ở trường. May mắn là trong lớp học tiếng Italia đó, phần đa là đầu bếp của một số nhà hàng đến Italia làm việc, cho nên chị đã có cơ hội để được hỏi, tìm hiểu sâu hơn về ẩm thực của Italia và nhiều nước khác.
Đậu phụ hấp tôm thịt
“Cứ cuối tuần, mọi người trong lớp lại tụ tập để ăn uống. Mỗi người làm một món ăn của đất nước mình. Tôi làm món nem rán, mọi người đều rất thích. Thậm chí, tôi tìm đến nhà hàng của một người bạn ở Italia để học hỏi kỹ từng bí quyết nấu ăn, chế biến món Âu”, chị Nga nhớ lại.
Món cơm sen
Đam mê nấu ăn, cẩn trọng chăm chút cho từng món đã là một chuyện, còn sự tỉ mỉ khi làm bánh ngọt còn gấp nhiều lần hơn thế. Cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu, nhào bột, tạo hình và đặt chế độ nướng ra sao để bánh chín vừa, thơm ngon, không bị quá lại càng khó hơn rất nhiều. Niềm vui lớn nhất của người làm bánh là khi nhìn thấy tận mắt, cầm trên tay nâng niu sản phẩm đã làm ra chín đều, đẹp mắt.
Gazpacho
Những hình thù ngộ nghĩnh kèm các màu sắc bắt mắt sẽ khiến nhiều người mê mệt. Chính điều đó lại trở thành sự kích thích để người làm bánh không thể vừa lòng với những chiếc bánh do mình tạo ra, mà tiếp tục mong muốn tạo ra những sản phẩm mới độc đáo hơn nữa.
“Ai đã làm bánh thì khó có thể dứt nổi vì cứ thích sáng tạo ra những mẫu mới. Tôi cũng từng có thời gian như vậy. Mỗi ngày làm một cái bánh, đôi khi chẳng ăn đâu mà chỉ để ngắm, càng ngắm càng thích sản phẩm vừa làm ra. Thậm chí, có khi làm xong lại đưa đi tặng bạn bè, người thân”, chị Nga vui vẻ nói.
Từng làm bánh khiến khách Tây “xiêu lòng”
Trở về Việt Nam, chị Tố Nga bận rộn với những lo toan thường nhật, biết bao kỷ niệm về những năm tháng khi còn học ở Italia trở thành một nỗi nhớ niềm thương trong lòng. Nhớ lại những ngày được trải nghiệm về ẩm thực bốn phương nói chung và “Đất nước Hình chiếc ủng” lại thấy nghẹn ngào.
Ngao xào Sa tế
Đã từng có thời gian, bánh ngọt giúp chị Tố Nga có nguồn thu nhập đáng kể. Nhờ kỹ thuật, cách làm khéo léo mà những chiếc bánh của chị chinh phục nhiều người bạn Châu Âu, đặc biệt là các phụ huynh có con nhỏ nơi chị sống.
Chị Tố Nga cho biết: “Đó là thời gian ngắn thôi, khoảng chừng 3 năm trước khi về nước nhưng đầy ắp kỷ niệm. Có những tháng chỉ làm 5-6 chiếc bánh nhưng cũng có những tháng không ngày nào nghỉ tay. Thời gian học bận rộn nhưng tôi cũng cố thu xếp thời gian. Bánh của tôi làm cứ được người này truyền người kia nên nhiều phụ huynh có con nhỏ tìm đến nhờ cậy”.
Cá bạc má nướng kiểu Hàn Quốc
Hỏi về bí quyết nào để có thể làm xiêu lòng những thực khách châu Âu vốn dĩ cũng khéo tay trong làm bánh và kỹ tính trong chọn bánh, chị Nga tiết lộ “có thể là do tôi thay đổi một số nguyên liệu của bánh để tạo ra một hương vị mới, dù là bánh đã ăn nhiều lần nhưng khi ăn vẫn thấy lạ miệng”.
Tôm hùm bỏ lò
Theo lời chị Nga, ở Italia, tại các trường mầm non luôn luôn có một chiếc tủ để đựng các mẫu thức ăn, nước uống và bánh ngọt đưa đến từ nhà của học sinh. Việc lưu mẫu này nhằm mục đích kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơ quan chức năng, đặc biệt là khi trẻ có biểu hiện của ngộ độc thức ăn.
Một bữa ăn gồm các món Hy Lạp được chị Nga chuẩn bị trong khoảng 30 phút
Vì vậy, phụ huynh chỉ được đưa bánh ngọt tự làm ở nhà đến trường cho con, không được dùng bánh mua ở ngoài tiệm. Trong khi đó, không phải ai cũng quen với việc làm bánh ngọt nên chị Tố Nga đã có “cơ duyên” để bộc lộ tài năng của mình. Trong dịp sinh nhật con, một người bạn đã nhờ vả chị Nga làm hộ chiếc bánh ngọt để đưa đến trường. Từ chiếc bánh này, các phụ huynh khác thưởng thức đều tấm tắc khen ngon. Người này mách người kia, rất nhiều bố mẹ khác đã tìm đến để đặt bánh để con đưa đến trường.
“Đó là thời gian mà tôi đã đưa hết khả năng của mình để làm nhiều loại bánh khác nhau. Từ khi về Việt Nam, quá bận rộn với công việc nên tôi cũng không bao giờ nghĩ đến việc sẽ làm bánh theo đặt hàng như vậy nữa hay kinh doanh bánh ngọt”, chị Nga chia sẻ.
Món ngon tại Bếp Eva:
Mito: Bỏ tất cả để đi... làm bánh
MasterChef Minh Thủy: "Từng bán xôi nuôi con"
Từ số "0" thành bà nội trợ tài năng
Chàng trai có mùi hương vani
Tịnh Hải: "Làm GK không phải để giúp vui"
tràng phục linh.jpg" width: 160px; height: 160px;">
MasterChef US: GK Joe là ai?
Đăng nhận xét