Bạn luôn biết lắng nghe và thể hiện cảm xúc của mình đúng lúc bệnh thần kinh. Ảnh: Fotosearch.com.
1 bệnh thần kinh. Đến dự một buổi tiệc mà ở đó bạn chỉ quen với người chủ nhà, bạn sẽ:
a. Lượn lờ quanh những khay thức ăn. Thà bỏ ăn kiêng một ngày còn hơn phải nói chuyện với người lạ
b. Bắt đầu cuộc trò chuyện về những điều thú vị trong ngày của bạn với người kế bên.
c. Hòa mình vào cuộc trò chuyện rôm rả của một nhóm nhỏ và cùng tham gia bình luận.
Dĩ nhiên chẳng có gì thú vị khi đến một buổi tiệc mà bạn chẳng hề quen biết ai ngoài người chủ tiệc. Nhưng bạn cũng đừng nên bỏ qua một cơ hội để làm quen với những người bạn mới. Hãy quan sát khung cảnh buổi tiệc và mọi người, nhắm đến những đối tượng bạn tin rằng mình có thể dễ dàng tiếp cận được với họ, hãy chọn nhóm nhỏ thay vì nhóm lớn. Khi cuộc trò chuyện đã nhạt, bạn hãy chủ động tự giới thiệu mình. Hãy tự nhiên và cởi mở. Nói với mọi người rằng bạn là người mới ở đây, sau đó bắt đầu những câu hỏi mở khi mọi người giới thiệu họ với bạn.
2. Bạn vừa có một kỳ nghỉ tuyệt vời ở Hawaii, và đang háo hức muốn kể cho đám bạn nghe. Bạn sẽ:
a. Chẳng kể gì cả. Chắc không có ai quan tâm đến kì nghỉ của mình làm gì.
b. Kể câu chuyện với tất cả mọi người có vẻ sẵn sàng lắng nghe bạn kể.
c. Giới thiệu chủ đề bạn muốn nói, sau đó kéo mọi người cùng chia sẻ kỳ nghỉ của họ với nhau.
Việc chia sẻ chuyện riêng tư, đặc biệt là những câu chuyện bạn thích thú có thể giúp mở đầu một câu chuyện. Chỉ cần cẩn thận một chút để chắc rằng bạn không quá tập trung vào chuyện của mình mà sao nhãng việc lắng nghe những người khác. Thay vì chỉ thao thao bất tuyệt về nắng vàng biển xanh ở Hawaii, bạn hãy cân bằng cuộc trò chuyện bằng cách hỏi mọi người xem có ai đã từng đến Hawaii hay đã tận hưởng một kỳ nghỉ thú vị ở một nơi nào đấy hay chưa. Cố gắng để có một cuộc trò chuyện thú vị bằng cách cân bằng thời gian nói và nghe: chỉ nên nói 40% và lắng nghe 60%.
3. Khi cùng 3 người bạn gái ngồi tán chuyện với nhau, bạn chợt nhận ra rằng một người trong nhóm chẳng nói gì cả. Bạn sẽ:
a. Thông cảm với cô ấy, nói cho cùng thì bạn cũng chẳng đóng góp gì cho cuộc vui cả.
b. Tiếp tục câu chuyện. Khi nào thấy thú vị chắc hẳn cô nàng sẽ nhảy vào tham gia thôi.
c. Lôi kéo cô ấy vào cuộc trò chuyện bằng cách đưa ánh mắt qua cô ấy, mỉm cười và hỏi cô ấy một câu hỏi nào đấy.
Quan sát ngôn ngữ cơ thể của một người phụ nữ và xem thử bạn có thể cảm nhận được cảm giác của cô bạn hay không. Cô bạn phải chăng thật sự hài lòng với việc chỉ ngồi im lặng mà nghe mọi người bàn tán sôi nổi? Nếu cô ấy tỏ vẻ không thoải mái, nên lôi kéo sự chú ý của cô ấy vào câu chuyện. Hãy giữ cho buổi chuyện trò lúc nào cũng vui tươi. Khôi hài là công cụ tuyệt vời cho bất kỳ tình huống nào, đặc biệt là khi bạn đang muốn lôi kéo sự chú ý của một ai đó.
4. Bạn đang trò chuyện với một người quen và cô ấy cứ huyên thuyên về bản thân mình. Bạn sẽ:
a. Lắng nghe một cách lịch sự.
b. Tìm cớ để rời cuộc nói chuyện.
c. Nhảy vào nói ngay khi bạn chộp được cơ hội để được nói.
Người có tài nói chuyện là người biết cách cân bằng giữa việc quan sát, hỏi han và bộc lộ cảm xúc của mình. Mặc dù việc đưa ra những câu hỏi giúp câu chuyện trôi chảy, nhưng nếu quá nhiều sẽ khiến người khác mệt mỏi và không muốn tiếp tục câu chuyện nữa. Những câu hỏi kiểu “trên trời rơi xuống” làm chúng ta chẳng có hứng thú trả lời. Cách khắc phục ư? Sau khi hỏi, hãy lắng nghe câu trả lời của đối phương, rồi kể câu chuyện của bạn. Nếu cô ấy không để bạn có cơ hội để nói, hãy hỏi một câu hỏi mà cô ta chỉ có thể trả lời có hoặc không, thế là bạn lại có cơ hội để tiếp tục câu chuyện của mình.
5. Trong buổi tiệc tối do một người đồng nghiệp tổ chức, bạn được xếp ngồi cạnh quý ông chưa gặp bao giờ. Bạn tự giới thiệu nhưng cuộc nói chuyện không tiến triển hơn được nữa. Bạn sẽ:
a. Thôi thì cứ ngồi im lặng mà ăn cho đến hết buổi.
b. Lâu lâu bình luận vài câu về những vị khách, về các món ăn ở buổi tiệc, để ý xem anh ấy có thích thú không.
c. Giới thiệu một số chủ đề khác nhau trong suốt buổi để cố gắng giúp anh ấy cởi mở hơn về bản thân mình.
Nếu như giả thiết trên xảy đến với bạn, hãy tạo ra một cuộc trò chuyện thân thiện để giúp bữa ăn “dễ tiêu” hơn. Trước hết, mở lời bằng một lời chào đơn giản “xin chào”, sau đó tiếp tục hỏi những câu gợi ra lời đáp dễ dàng như “Anh là bạn của anh Minh (người chủ tiệc) à?”, “Anh đang sống ở đâu”… Nếu như bạn vẫn chỉ nhận được những câu trả lời nhát gừng của anh ấy, hãy cứ tiếp tục những chủ đề khác nhau cho đến khi hai bạn có thể “kết nối” với nhau.
Đa số câu trả lời là a: Bạn là một cô gái cực kỳ mắc cỡ hay chỉ đơn giản vì bạn thiếu tự tin. Trước tiên, bạn hãy quên ngay suy nghĩ rằng chẳng ai thèm quan tâm đến những câu chuyện của bạn, những điều bạn nói hay bạn chẳng biết phải nói gì để đóng góp cho buổi chuyện trò thêm phần thú vị. Để luôn có đề tài cho những câu chuyện, hãy đăng ký báo hằng tháng hay đôi khi theo dõi những bộ phim trên truyền hình và đến những buổi gặp gỡ bạn bè với bao nhiêu điều đã chuẩn bị sẵn trong đầu.
Đa số câu b: Bạn luôn là người chiếm ưu thế trong những buổi chuyện trò. Khi mọi người muốn nghe những câu chuyện của bạn cũng chính là lúc họ muốn chia sẻ với bạn câu chuyện của mình. Hãy cho người khác cơ hội để nói. Khi ấy, những lời nói của họ sẽ giúp bạn nhận biết được nhiều điều hay đấy
Đa số câu c: Người có duyên ăn nói chính là bạn. Bạn lắng nghe nhiều hơn là nói và ưu điểm lớn nhất chính là cách bạn làm cho người khác cảm thấy bạn chỉ chú tâm đến một mình họ khi họ đang nói. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi bạn luôn nằm tromg danh sách khách mời của những buổi tiệc cả tràng phục linh.
(Theo Tuổi Trẻ)
Đăng nhận xét